Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Rượu whisky và quê hương của rượu whisky

Whisky Ireland là một trong những loại rượu whisky thượng hạng trên thế giới. Công nghệ nấu rượu ở Ireland xuất hiện sớm hơn các nước khác ở châu Âu và có thể là do những người truyền giáo mang vào hòn đảo này. Từ Whisky được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1736 xuất phát từ uisce beatha trong tiếng Gaelic tại Ireland và nghĩa là "nước của sự sống" (uisce: "nước", beatha: "sống").

Khái niệm này đã phổ biến ngay từ thế kỷ 16 thế kỷ 17 nhưng thời đấy người ta hiểu đấy không chỉ riêng là Whisky mà còn là những loại rượu chưng cất khác có thêm đồ gia vị.

nước của sự sống

Uisce Beatha trong tiếng Gaelic có nghĩa là "nước của sự sống"

Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất (1533-1603) từng là một người hâm mộ rượu whisky Ireland. Bà có riêng một hầm chứa rượu whisky Ireland và đồ uống này trở thành loại đồ uống thời thượng tại Anh. Vào thế kỷ 18, Nga hoàng Peter (1672-1725) tuyên bố "trong tất cả các loại rượu trên thế giới, hương vị whisky Ireland là số một". Năm 1755, Samuel Johnson cho từ whisky vào từ điển của mình, ông bình luận rằng " loại rượu của Ireland đặc biệt dễ phân biệt bởi vì hương vị dễ chịu và nhẹ nhàng". Thế kỷ 19, whisky Ireland giữ vị trí là loại rượu whisky được ưu chuộng nhất thế giới và vào năm những 1880, sau khi loại cây để nấu rượu cognac bị phá huỷ thì whisky Ireland trở thành rượu phổ biến nhất thế giới.

Theo luật pháp Ireland thì tất cả các loại rượu đều phải chứa trong thùng và lưu dưới hầm ít nhất ba năm trước khi được đem bán.

Mọi loại rượu whisky của Ireland đều có ít nhất 3 năm tuổi.

Rượu Whisky được pha trộn chiếm 90% tổng số rượu whisky sản xuất tại Ireland. Hãng Jameson và Killbeggan nổi tiếng với các sản phẩm whisky pha trộn của mình. Các loại rượu whisky được chưng cất nguyên chất cũng nổi tiếng và đặc biệt. Rượu Whisky mạch nha được làm 100% bằng mầm lúa mạch và chưng cất riêng. Rượu whisky làm từ ngô hay lúa mì thì nhẹ hơn các loại còn lại.

Green Spot là loại rượu whisky đặc biệt của Ireland, được chưng cất trong nhà máy Midleton tại Cork, và được sản xuất riêng cho hãng Mitchell & Con Dublin. Đây là một trong số ít loại rượu được chưng cất theo phương pháp cũ còn duy trì ở Ireland.

Nghành công nghiệp rượu whisky Ireland bị thiệt hại nặng trong thế kỷ 20. Sự ra đời công nghệ nấu rượu mới của Coffey cho phép rượu chưng cất tinh khiết hơn, cho phép các nhà máy sản xuất rượu khác sản xuất được whisky với chi phí tốt hơn. Trong khi đó người Ireland không sử dụng công nghệ của Coffey mà vẫn dùng nồi chưng cất bằng hơi, hiệu quả thấp hơn nhưng chất lượng và hương vị tốt hơn, nhưng không thể cạnh tranh được về giá.

nhà máy sản xuất rượu whisky
Nhà máy John Locke
Trong những năm chiến tranh giành 919-1921, rượu whisky của Ireland không tiếp cận được với thị trường bên ngoài, và sau khi giành được độc lập thì người Anh đã đóng cửa thị trường đối với những công ty sản xuất rượu tại Ireland. Thị trường tiêu thụ rượu whisky Ireland lớn thứ hai là Hoa Kỳ cũng bị đóng cửa từ 1920 đến 1933 do lệnh cấm rượu. Trong giai đoạn này xuất hiện rượu giá gán mác rượu whisky Ireland, làm ảnh hưởng đến danh tiếng của rượu whisky Ireland và điều này làm cho một thế hệ người Mỹ quay lưng với rượu whisky Ireland. Chiến tranh thế giới thứ hai phá huỷ nốt những gì còn lại của ngành công nghiệp rượu whisky Ireland. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ còn lại 7 nhà máy rượu sót lại.

nhà máy hãng Bushmills
nhà máy hãng Bushmills
Hiện nay chỉ có 3 nhà máy rượu nổi tiếng tại Ireland còn hoạt động là Midleton, Cooley và Bushmills. Midleton và Cooley nằm ở phía nam Ireland, còn Bushmills thì nằm ở phía bắc Ireland. Tất cả whisky của Ireland được làm từ 3 nhà máy này. Trong khi Midleton và Cooley chưng cất rượu và nấu rượu từ lúa mì, thì nhà máy Bushmills chỉ chưng cất rượu. Theo truyền thống, rượu Whisky Ireland được chưng cất 3 lần để đảm bảo sự đậm đà của rượu.
 
Một số loại rượu Whisky nổi tiếng: rượu chivas 12, rượu chivas 18, rượu chivas 21, rượu chivas 25, rượu johonnie walker gold label, rượu johnnie walker blue label ...

Nguồn: http://ruougiatot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét